Skip to main content
x

Kiến trúc-Chương trình Chất lượng cao

1. Tổng quan
  • Giới thiệu về chương trình

Kiến trúc - Xây dựng là ngành thu hút nhiều nhân lực, chiếm 4% (khoảng 11.000 người/năm) tổng nhu cầu nhân lực mỗi năm của Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2015, với sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam trong các lĩnh vực xây dựng, thiết kế, giao thông vận tải, logistics và liên quan logistics... Tất nhiên, tính cạnh tranh nhân lực sẽ cao hơn và đặt ra yêu cầu phát triển nhân lực nói chung và nhân lực ngành kiến trúc - xây dựng nói riêng là phải thỏa mãn yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo số liệu của Sở Xây dựng TP. HCM, cơ cấu nguồn nhân lực của ngành (tỷ lệ cơ cấu kỹ sư/kiến trúc sư, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân học nghề) là 1:1:3; trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước trên thế giới là 1:4:10. Với tỷ lệ này, ngành kiến trúc, xây dựng tại TPHCM đang có sự bất hợp lý cần sớm khắc phục. Đó là, cần phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao. Có thể nói, điểm nghẽn lớn nhất cản trở sự phát triển của ngành kiến trúc, xây dựng nói chung, các hoạt động dịch vụ tư vấn thiết kế nói riêng là nguồn nhân lực và nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao.

  • Triển vọng nghề nghiệp

Theo Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực từ 2020 – 2025 của tổ chức CareerBuilder, nhu cầu nhân lực ngành nghề Xây dựng – Kiến trúc của riêng TP. HCM cần 10.800 số chỗ làm việc (người/ năm). Tương tự, thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, đến năm 2025, Kiến trúc - Xây dựng là 1 trong 8 nhóm ngành thu hút nhiều lao động của thành phố, với hơn 10.000 người/năm.

Như vậy, với tiềm năng phát triển và hồi phục sau dịch Covid-19, ngành Kiến trúc trở thành một ngành nghề thu hút sự quan tâm đáng kể của thí sinh, phụ huynh và cả xã hội, không chỉ bởi tính hấp dẫn của ngành học sáng tạo, nghệ thuật mà còn bởi cơ hội việc làm không ngừng rộng mở. Do vậy, việc đào tạo chất lượng cao ngành kiến trúc vào thời điểm này là cần thiết và đúng đắn.

  • Các điểm nổi bật của chương trình đào tạo

Mục tiêu chung:

Chương trình chất lượng cao (CLC) ngành kiến trúc đào tạo các kiến trúc sư có trình độ vững vàng, kỹ năng thực hành thành thạo. Sau khi tốt nghiệp, người học có phương pháp làm việc khoa học và kỹ năng làm việc tốt, có khả năng đảm nhận được các công tác thiết kế, tư vấn, lập dự án, khai triển và lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và đi sâu nghiên cứu về thiết kế kiến trúc.

Chương trình hiện đại, tiên tiến có khả năng liên kết quốc tế. Yếu tố thực tiễn được gắn liền với quá trình đào tạo thông qua việc liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp và các buổi hội thảo trong và ngoài nước về các vấn đề kiến trúc của xã hội đang quan tâm. Người học có khả năng tự học tập và cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực kiến trúc thông qua chương trình tiên tiến Top 100 của thế giới. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể được đào tạo hoặc học tập bổ sung kiến thức ở các cấp học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Mục tiêu cụ thể:

Đào tạo đội ngũ kiến trúc sư có tố chất hoàn thiện theo xu hướng quốc tế nhằm giúp người học có thể làm việc tốt trong môi trường khắc nghiệt, đòi hỏi các kỹ năng mang tầm quốc tế.

- Đào tạo Kiến trúc sư đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực có chất lượng cao và có kỹ năng thực hành thành thạo;

- Xây dựng năng lực cạnh tranh quốc tế cho sinh viên thông qua chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, môi trường học tập chuyên nghiệp và hiệu quả; Kỹ năng tiếng Anh thành thạo;

- Đào tạo gắn liền với thực tập tại doanh nghiệp trong và ngoài nước;

- Tạo cơ hội du học tại các trường đại học đối tác của TDTU (các trường đại học đối tác uy tín của Bỉ, Pháp, Đức, Italia, Úc, và Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v..) ở cấp đại học và chuyển tiếp sau đại học.

2. Chuẩn đầu ra

CDR-2023-KT-CLC

3. Chương trình đào tạo

CTDT-2023-KIEN TRUC-CLC